Tin tức
Tăng sức đề kháng cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi
Trẻ suy dinh dưỡng thấp còi thường có hệ tiêu hóa không khỏe khiến sức đề kháng giảm, cần bổ sung thêm lợi khuẩn, đạm, chất xơ… qua chế độ ăn. Các chuyên gia khuyến cáo, bố mẹ cần chủ động tăng đề kháng cho trẻ trước tình hình dịch bệnh, nhất là trẻ suy dinh dưỡng thấp còi có sức đề kháng yếu hơn trẻ bình thường. Hệ miễn dịch khỏe mạnh, sức đề kháng được nâng cao giúp cơ thể phòng chống bệnh vặt, cảm cúm, viêm đường hô hấp và các bệnh nhiễm trùng.
Suy dinh dưỡng thấp còi làm suy giảm đề kháng
Bác sĩ, Tiến sĩ Nguyễn Trọng Hưng, Trưởng khoa Khám Tư vấn Dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, suy dinh dưỡng là nguyên nhân phổ biến gây suy giảm miễn dịch. Trẻ có hệ tiêu hóa không tốt sẽ khó cung cấp đầy đủ, hợp lý các dưỡng chất cho cơ thể, không hỗ trợ cho hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả. Đây là lý do vì sao trẻ suy dinh dưỡng thấp còi dễ mắc bệnh, nếu đã mắc thì thời gian hồi phục kéo dài hơn so với trẻ bình thường.
Đường tiêu hóa khỏe rất quan trọng trong năm năm đầu đời. Khoảng 70-80%, mô, tế bào bạch huyết nằm ở biểu mô đường tiêu hóa và có đến hàng trăm tỷ vi sinh vật sống trong đường ruột của trẻ gồm lợi khuẩn (probiotics) và hại khuẩn.
Nếu lợi khuẩn chiếm tỷ lệ hợp lý, hệ vi sinh đường ruột của trẻ được cân bằng. Lợi khuẩn cạnh tranh nguồn dưỡng chất làm cho hại khuẩn khó sinh sản, phát triển; giúp lên men và chuyển hóa chất xơ tiêu hóa thành dưỡng chất có lợi cho cơ thể, đồng thời làm mềm, xốp và tăng thể tích phân. Cơ chế hoạt động của bộ đôi lợi khuẩn - chất xơ tiêu hóa giúp cơ thể phòng tránh táo bón, tiêu chảy, viêm ruột cấp - mạn tính, nhiễm trùng, dị ứng...
Khi hệ vi sinh đường ruột mất cân bằng, vi khuẩn có hại tăng sinh, xâm lấn, xâm nhập và thải độc tố... gây hại cho đường ruột và các cơ quan khác, khiến sức đề kháng suy giảm. Trẻ thường mắc các bệnh vặt, nhiễm trùng... nhất là các bệnh nhiễm trùng tiêu hóa, hô hấp - một trong những nguyên nhân khiến trẻ suy dinh dưỡng thường bị tiêu chảy, táo bón, biếng ăn, dẫn đến thấp bé, còi xương.
Nếu trẻ suy dinh dưỡng thấp còi, đừng cố ép trẻ ăn nhiều mà nên bắt đầu giúp hệ tiêu hóa của trẻ làm việc tốt. Nhờ đó, trẻ có thể tăng đề kháng và phòng tránh bệnh dịch, hấp thụ tốt hơn chất dinh dưỡng, phục hồi nhanh tình trạng suy dinh dưỡng.
Dinh dưỡng hợp lý giúp tăng đề kháng
Để tăng đề kháng cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi, mẹ có thể cho trẻ dùng thực phẩm, sản phẩm dinh dưỡng chuyên biệt có bổ sung các dưỡng chất như:
Lợi khuẩn
Mỗi ngày, trẻ cần bổ sung lợi khuẩn qua thực phẩm lên men, sữa, sữa chua... để cân bằng hệ vi sinh đường ruột, duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Trong các loại lợi khuẩn, lợi khuẩn Bifidobacterium (BB-12)giúp tăng cường hệ miễn dịch, làm giảm nguy cơ nhiễm trùng, giảm mắc bệnh tiêu chảy và dị ứng, cho hệ tiêu hóa khỏe. Lợi ích BB-12 được chứng minh qua hơn 300 nghiên cứu lâm sàng và được Cục Quản lý Dược - Thực phẩm của Mỹ (FDA) cho phép sử dụng trong sản phẩm dinh dưỡng trẻ em.
Chất xơ
Chế độ ăn của trẻ suy dinh dưỡng thấp còi cần bổ sung thêm chất xơ tiêu hóa, nhất là chất xơ hòa tan FOS. FOS giúp giảm táo bón bằng cách kích thích tăng nhu động ruột, tăng độ mềm, xốp và tăng thể tích của phân, cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa. FOS và BB12 là bộ đôi "chiến binh" bảo vệ hệ tiêu hóa khỏe mạnh cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi. Khi tiêu hóa khỏe, trẻ ăn ngon, hấp thu tốt dưỡng chất giúp cải thiện thể trạng. Chất xơ có nhiều trong rau quả như chuối, atiso... và thực phẩm, sữa được bổ sung FOS.
Vitamin C, D
Vì dịch bệnh, trẻ không được ra ngoài tắm nắng, vui chơi nên có thể thiếu vitamin D tự nhiên tự tổng hợp, cần thiết cho việc hấp thu, vận chuyển và chuyển hóa canxi để hỗ trợ phát triển xương, chiều cao. Vitamin C cũng cần thiết, hỗ trợ chống viêm nhiễm, tăng cường chức năng cho hệ miễn dịch. Mẹ nên bổ sung đúng, đủ các loại vitamin này cho trẻ qua chế độ dinh dưỡng hàng ngày.
Đạm
Bác sĩ Hưng chia sẻ thêm, trẻ suy dinh dưỡng thấp còi cần bổ sung đủ đạm theo nhu cầu khuyến nghị, có những giai đoạn có thể cung cấp nhiều hơn. Thiếu hụt đạm dẫn đến cơ thể chậm tăng trưởng, suy dinh dưỡng trầm trọng hơn, rối loạn nhiều cơ quan, trong đó có hệ nội tiết, miễn dịch...; góp phần làm tăng tần suất nhiễm trùng, kéo dài thời gian mắc bệnh. Đạm quan trọng với trẻ suy dinh dưỡng, nhất là đạm whey dễ tiêu hóa hấp thu, đạm whey giàu alpha-lactalbumin giúp trẻ tăng cân.
Nếu bé đã cai sữa mẹ hay tình huống bất khả kháng mà không thể bú mẹ đủ, có thể bổ sung sản phẩm chuyên biệt dành cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi. Sữa bột và sữa uống dinh dưỡng có thành phần dưỡng chất hợp lý - khoa học sẽ giúp trẻ hấp thu tốt, tăng cân hiệu quả hơn, bắt kịp đà tăng trưởng.
Viện Dinh dưỡng Quốc gia đã tiến hành nghiên cứu lâm sàng về "Hiệu quả của bổ sung Dielac Grow Plus lên tình trạng dinh dưỡng, vi chất, tiêu hóa và nhiễm khuẩn hô hấp của trẻ 2-5 tuổi suy dinh dưỡng thấp còi tại Tuyên Quang" vào năm 2015-2016, thực hiện trên 200 trẻ. Kết quả cho thấy cải thiện tình trạng mắc bệnh, giảm thời gian kéo dài bệnh nhiễm khuẩn hô hấp và bệnh đường tiêu hóa trong 9 tháng.
Số lượt trung bình mắc bệnh viêm đường hô và rối loạn tiêu hóa (đi tiêu phân sống) của nhóm can thiệp (dùng Dielac Grow Plus) lần lượt bằng 80,5% và 14,5% so với nhóm chứng (không dùng Dielac Grow Plus). Khi mắc bệnh viêm đường hô hấp thì thời gian kéo dài trung bình của bệnh ở nhóm can thiệp cũng ngắn, chỉ bằng 55,5% so với nhóm chứng.
Kết quả còn cho thấy tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi ở nhóm can thiệp cải thiện. Có 34,7% trẻ thoát tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi. Trong khi đó, ở nhóm chứng tỷ lệ này là 19,4%.
Số lượt xem : 116
Chưa có bình luận nào cho bài viết này