Tin tức

Cập nhật lúc : 08:00 17/04/2017  

cách nêm nếm món ăn dặm tưởng là ngon quá bằng hại con

2 cách nêm nếm món ăn dặm tưởng là ngon quá bằng hại con
 

Nếu bạn đang nấu ăn cho con theo những cách này thì nên dừng lại ngay và đưa bé đi thăm khám bác sĩ để kiểm tra.


Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng nhi, trẻ sơ sinh trên 6 tháng tuổi ngoài bú sữa mẹ và sữa công thức nên được thực hiện thêm chế độ ăn dặm với nhiều loại thực phẩm khác nhau.


Rất nhiều mẹ quan niệm rằng đối với thực phẩm ăn dặm của con, nên nêm thêm một chút muối hoặc đường, vì nếu thiếu bé sẽ cảm thấy nhạt miệng.


Tuy nhiên, quan niệm này là hết sức nhầm lẫn, bé thực sự không quan tâm đến thức ăn, trong suốt 6 tháng đầu sau sinh, thực phẩm mà bé tiếp cận chỉ là sữa mẹ, bé chưa bao giờ được nếm mùi vị của muối và chưa thể biết nó có vị như thế nào.


Nhu cầu muối của bé mỗi ngày ít hơn 1g/ ngày (0,4g natri) và phần lớn là từ sữa mẹ hoặc sữa bột. Vì vậy, bất kỳ lượng muối bổ sung thêm vào thực phẩm sẽ là một gánh nặng cho hệ thống thận còn non yếu của trẻ nhỏ.

Lượng muối hấp thu vào cơ thể quá nhiều khiến thận hoạt động quá tải dẫn đến các bệnh về thận. Tác hại này đã được nghiên cứu và chỉ ra rằng nó có thể gây tăng huyết áp khi trẻ trưởng thành.


Ngoài ra, việc hấp thụ quá nhiều muối ở trẻ nhỏ còn có thể gây ra các bệnh về lâu dài như loãng xương, bệnh tim mạch và các bệnh về đường hô hấp.


Theo khuyến nghị của Ủy ban tư vấn khoa học về dinh dưỡng (Scientific Advisory Committee on Nutrition), trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chỉ nên dùng lượng muối theo tiêu chuẩn:


Tại sao không nên thêm đường vào món ăn cho trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi?

Tương tự như muối, đường cũng là một chất gây hại cho trẻ dưới 1 tuổi, cha mẹ tuyệt đối không nên nêm nếm vào đồ ăn.


Đường mà mọi gia đình hay sử dụng là "đường tinh luyện trắng" chứ không phải là vị ngọt tự nhiên của trái cây hoặc chất làm ngọt tự nhiên phù hợp cho trẻ nhỏ.


Như thế, đường tinh luyện có thể gây hại cho trẻ dưới 1 tuổi:

1. Đường được tinh chế bởi rất nhiều quá trình hóa học có thể có hại.


2. Lượng đường dư thừa có thể gây sâu răng ở trẻ em.


3. Sự dư thừa đường có thể làm suy giảm miễn dịch.


4. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng trẻ ăn chế độ ăn nhiều đường có nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường và béo phì trong quá trình trưởng thành.


Nếu không dùng đường thì thay thế bằng gì trong thức ăn trẻ?

Chất đường ngọt tự nhiên trong một số thực phẩm ăn hàng ngày đã cung cấp phần nào đầy đủ lượng đường cần thiết cho cơ thể của trẻ. Vì thế, chỉ cần cho thêm bất kỳ loại trái cây nào phù hợp vào thức ăn cho con là được.


Theo Eva.vn (MT sưu tầm)

Số lượt xem : 139

Chưa có bình luận nào cho bài viết này

Các tin khác