Tin tức
3 công khai - Biểu 1
PHÒNG GD&ĐT THỊ XÃ HƯƠNG THỦY TRƯỜNG MN NGUYỄN VIẾT PHONG
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
|
Biểu mẫu 01
THÔNG BÁO
Cam kết chất lượng giáo dục của cơ sở giáo dục mầm non, năm học 2019 – 2020
STT |
Nội dung |
Nhà trẻ |
Mẫu giáo |
I |
Chất lượng nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ dự kiến đạt được |
Trẻ phát triển một cách toàn diện, hài hòa về các mặt thể chất, trí tuệ, thẩm mĩ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách. Hình thành và phát triển ở trẻ những chức năng tâm sinh lí, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi Nhà trẻ. |
Trẻ phát triển một cách toàn diện, hài hòa về các mặt thể chất, trí tuệ, thẩm mĩ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp một; hình thành và phát triển ở trẻ những chức năng tâm sinh lí, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời. |
II |
Chương trình giáo dục mầm non của nhà trường thực hiện |
Chương trình giáo dục Nhà trẻ quy định trong Chương trình giáo dục mầm non được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT kí ban hành theo Thông tư số 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 và được sửa đổi, bổ sung một số nội dung theo Thông tư số 28/ 2016/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2016 |
Chương trình giáo dục Mẫu giáo quy định trong Chương trình giáo dục mầm non được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT kí ban hành theo Thông tư số 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 và được sửa đổi, bổ sung một số nội dung theo Thông tư số 28/ 2016/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2016 |
III |
Kết quả đạt được trên trẻ theo các lĩnh vực phát triển |
1. Lĩnh vực phát triển thể chất - Trẻ khỏe mạnh, cân nặng và chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi. - Trẻ thích nghi với chế độ sinh hoạt ở nhà trẻ. - Trẻ thực hiện được vận động cơ bản theo độ tuổi - Trẻ có một số tố chất vận động ban đầu (nhanh nhẹn, khéo léo, thăng bằng cơ thể) - Trẻ có khả năng phối hợp khéo léo cử động bàn tay, ngón tay. - Trẻ có khả năng làm được một số việc tự phục vụ trong ăn, ngủ và vệ sinh cá nhân. 2. Lĩnh vực phát triển nhận thức - Trẻ thích tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh. - Trẻ có sự nhạy cảm của các giác quan. - Trẻ có khả năng quan sát, nhận xét, ghi nhớ và diễn đạt hiểu biết bằng những câu nói đơn giản. - Trẻ có một số hiểu biết ban đầu về bản thân và các sự vật, hiện tượng gần gũi, quen thuộc. 3. Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ - Trẻ nghe hiểu được các yêu cầu đơn giản bằng lời nói. - Trẻ biết hỏi và trả lời một số câu hỏi đơn giản bằng lời nói, cử chỉ. - Trẻ biết sử dụng lời nói để giao tiếp, diễn đạt nhu cầu. - Trẻ có khả năng cảm nhận vần điệu, nhịp điệu của câu thơ và ngữ điệu của lời nói. - Trẻ hồn nhiên trong giao tiếp. 4. Lĩnh vực phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội và thẩm mĩ - Trẻ có ý thức về bản thân, mạnh dạn giao tiếp với những người gần gũi. - Trẻ có khả năng cảm nhận và biểu lộ cảm xúc với con người, sự vật gần gũi. - Trẻ thực hiện được một số quy định đơn giản trong sinh hoạt. - Trẻ thích nghe hát, hát và vận động theo nhạc; thích vẽ, xé dán, xếp hình; thích nghe đọc thơ, kể chuyện... |
1. Lĩnh vực phát triển thể chất - Trẻ khoẻ mạnh, cơ thể phát triển cân đối. Đạt yêu cầu về chiều cao và cân nặng. - Thực hiện được các vận động cơ bản một cách vững vàng, đúng tư thế. - Có khả năng phối hợp các giác quan và vận động; vận động nhịp nhàng, biết định hướng trong không gian. - Thực hiện được một số vận động của đôi tay một cách khéo léo. - Có một số thói quen, kỹ năng tốt về giữ gìn sức khoẻ, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và biết cách đảm bảo sự an toàn. - Trẻ có một số hiểu biết về thực phẩm, về lợi ích của các nhóm thực phẩm, việc ăn uống đối với sức khỏe. - Trẻ thực hiện một số vận động thể chất nâng cao và chuyên sâu duy trì độ dẻo dai, sức bền và sức khỏe. - Thực hiện một số động tác khởi động, vận động dưới nước, kỹ năng an toàn khi bơi lội hay vui chơi ở khu vực gần nước.
2. Lĩnh vực phát triển nhận thức - Trẻ ham hiểu biết, thích khám phá, tìm tòi những sự vật hiện tượng xung quanh. - Trẻ có khả năng quan sát, so sánh, phân loại, phán đoán chú ý và ghi nhớ có chủ định. Nhận ra một số mối liên hệ đơn giản giữa các sự vật, hiện tượng xung quanh. - Trẻ có một số hiểu biết ban đầu về bản thân. - Trẻ có khả năng diễn đạt sự hiểu biết của mình thông qua hành động, cử chỉ, lời nói, ngôn ngữ... - Trẻ có khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề đơn giản theo những cách khác nhau. 3. Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ - Nghe và hiểu được lời nói trong giao tiếp hàng ngày, nghe kể chuyện, đọc thơ, các từ chỉ người, sự vật, hiện tượng, đặc điểm, các từ biểu cảm, khái quát... - Phát âm rõ các tiếng trong Tiếng Việt. - Có khả năng diễn đạt bằng lời nói rõ ràng (hay kết hợp với nét mặt, cử chỉ, điệu bộ) để thể hiện ý muốn, cảm xúc, tình cảm của mình và của người khác. - Trẻ có khả năng cảm nhận được các vần điệu, nhịp điệu bài thơ, đồng dao, ca dao, tục ngữ phù hợp với lứa tuổi. - Có một số kỹ năng ban đầu về việc đọc và viết để vào học lớp 1. - Làm quen với ngôn ngữ thứ hai - Tiếng Anh thông qua trò chơi, câu chuyện, bài hát và sinh hoạt hàng ngày. 4. Lĩnh vực phát triển tình cảm - kĩ năng xã hội - Mạnh dạn, hồn nhiên, tự tin, có thái độ lễ phép trong giao tiếp, ứng xử văn minh và có văn hóa trong cuộc sống thường ngày. - Nhận ra một số trạng thái cảm xúc và thể hiện tình cảm phù hợp với các đối tượng và hoàn cảnh cụ thể. - Thực hiện một số quy định đơn giản trong sinh hoạt. Có ý thức tự phục vụ, kiên trì thực hiện công việc được giao. - Yêu quý gia đình, trường, lớp và nơi sinh sống. - Trẻ có một số phẩm chất cá nhân như: tự tin, mạnh dạn, tự lực… - Kỹ năng sống: quan tâm, tôn trọng chia sẻ, hợp tác và thân thiện với những người xung quanh - Quan tâm chăm sóc vật nuôi, cây trồng biết tiết kiệm bảo vệ môi trường. 5. Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ - Cảm nhận được vẻ đẹp trong thiên nhiên, cuộc sống và trong tác phẩm nghệ thuật. - Có nhu cầu, hứng thú khi tham gia các hoạt động hát, múa, vận động theo nhạc, đọc thơ, kể chuyện, đóng kịch... và biết thể hiện cảm xúc sáng tạo thông qua các hoạt động nghệ thuật. |
IV |
Các hoạt động hỗ trợ chăm sóc giáo dục trẻ ở cơ sở giáo dục mầm non |
- Hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ bao gồm: chăm sóc dinh dưỡng; chăm sóc giấc ngủ; chăm sóc vệ sinh; chăm sóc sức khỏe và đảm bảo an toàn. - Hoạt động giáo dục trẻ bao gồm: hoạt động chơi; hoạt động học; hoạt động lao động; hoạt động ngày hội, ngày lễ. - Hoạt động giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật trong nhà trường, nhà trẻ tuân theo Quy định về giáo dục trẻ em tàn tật, khuyết tật do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. - Việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ còn thông qua hoạt động tuyên truyền phổ biến kiến thức khoa học về nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em cho các cha mẹ trẻ và cộng đồng. |
- Hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ bao gồm: chăm sóc dinh dưỡng; chăm sóc giấc ngủ; chăm sóc vệ sinh; chăm sóc sức khỏe và đảm bảo an toàn. - Hoạt động giáo dục trẻ bao gồm: hoạt động chơi; hoạt động học; hoạt động lao động; hoạt động ngày hội, ngày lễ. - Hoạt động giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật trong nhà trường, nhà trẻ tuân theo Quy định về giáo dục trẻ em tàn tật, khuyết tật do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. - Việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ còn thông qua hoạt động tuyên truyền phổ biến kiến thức khoa học về nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em cho các cha mẹ trẻ và cộng đồng. |
|
Thủy Phương, ngày 05 tháng 9 năm 2019 HIỆU TRƯỞNG
Nguyễn Thị Hà |
Số lượt xem : 88
Chưa có bình luận nào cho bài viết này