Kinh nghiệm giúp mẹ trị dứt điểm mẩn ngứa cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Cập nhật lúc : 11:02 20/03/2018
Nổi đỏ toàn thân, ngứa ngáy khó chịu,… là những biểu hiện thường thấy khi trẻ bị rôm sảy mẩn ngứa. Bệnh tuy không nguy hiểm nhưng gây ra những tác động tiêu cực đến đời sống tinh thần, thể chất của trẻ. Rất nhiều mẹ băn khoăn không biết làm cách nào để loại bỏ rôm sảy mẩn ngứa khó chịu này một cách nhanh chóng.
Rôm sảy mẩn ngứa là một dạng bệnh ngoài da lành tính ở trẻ, thường sẽ tự khỏi sau khoảng 1-2 tuần nếu được vệ sinh, chăm sóc cẩn thận. Ngược lại, nếu không được vệ sinh đúng cách hay vì chủ quan, vội vàng mà sử dụng sai phương pháp điều trị sẽ làm cho tình hình bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, có khả năng xảy ra biến chứng nguy hiểm.
Là một bác sĩ sản nhi Khoa tại Tp.Thanh Hoá, chị Nguyễn Thị Quỳnh H. (30 tuổi) có con trai 8 tháng tuổi cũng bị rôm sảy mẩn ngứa, chị chia sẻ trong nước mắt rằng: “Là bác sĩ nên con tôi được chăm sóc rất kỹ càng, vậy mà mới đây cũng không tránh khỏi là nạn nhân của rôm sảy mẩn ngứa. Nhìn con ngứa ngáy, gãi trầy xước hết da, rướm cả máu mà dùng đủ cách nhưng vẫn không giải quyết nhanh rôm sảy mẩn ngứa của con”.
Nhận định về tình trạng rôm sảy mẩn ngứa ở trẻ, bác sĩ Nguyễn Văn Lộc (Nguyên Phó Giám Đốc Bệnh Viện Nhi Trung Ương) đã chia sẻ rằng: “Rôm sảy, mẩn ngứa thường đi đôi với nhau, xuất hiện chủ yếu vào mùa nóng, đây là thời điểm da trẻ rất nhạy cảm, vệ sinh tắm rửa hàng ngày cho trẻ phải được thực hiện một cách kỹ càng, thường xuyên và liên tục”. Qua đây, bác sĩ Lộc cũng chia sẻ thêm một số lưu ý quan trọng để giảm nhanh rôm sảy mẩn ngứa cho trẻ mà các mẹ cần ghi nhớ.
- Giữ gìn không gian sống xung quanh trẻ luôn sạch sẽ bằng cách thường xuyên quét dọn, lau chùi sàn nhà, tường gạch xung quanh; giặt giũ sạch sẽ chăn ga, gối, nệm; rửa sạch các vật dụng sinh hoạt hàng ngày của trẻ; phụ huynh cần rửa tay thật sạch trước khi chạm vào trẻ,…
- Ngăn không cho trẻ gãi cào vùng da bị rôm sảy mẩn ngứa; cắt gọn móng tay, móng chân của cả trẻ và mẹ; đeo bao tay chân cho trẻ cẩn thận; nếu đi ra ngoài thì cần có biện pháp che nắng, che gió cho trẻ.
- Sử dụng các loại quần áo có chất liệu vải cotton thiên nhiên, mềm mịn, thoáng mát và hút ẩm tốt.
- Ngưng tất cả các sản phẩm vệ sinh hàng ngày cho trẻ có chứa thành phần hoá chất kích ứng như chất diệt khuẩn, chất tẩy rửa, chất tạo mùi, chất bảo quản,… để không làm trầm trọng thêm bệnh.
- Cẩn thận với phương pháp tắm bằng lá dân gian, vì hiện nay môi trường đang ngày càng ô nhiễm bởi khói bụi, tàn dư thuốc bảo vệ thực vật, vi khuẩn, vi trùng, nấm có hại tồn tại trên lá. Nếu sử dụng thì các mẹ cần sơ chế thật cẩn thận để loại bỏ hết tác nhân gây hại trên lá và nhớ sử dụng ở một vùng da nhỏ của trẻ để xem phản ứng, trước khi tắm cho trẻ hoàn toàn.
- Các mẹ lưu ý là không được sử dụng lung tung các loại thuốc bôi ngoài da hay thuốc uống kháng sinh cho trẻ khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ. Bởi nếu sử dụng sai thuốc hay trẻ bị dị ứng với thành phần nào đó của thuốc sẽ làm bệnh nặng hơn.
Bản quyền thuộc Trường Mầm non Nguyễn Viết Phong
Vui lòng ghi rõ nguồn khi sao chép nội dung từ website http://mn-nvphong.huongthuy.thuathienhue.edu.vn/