Nhà trường
Kế hoạch năm 2016-2017
KẾ HOẠCH NĂM HỌC 2016 - 2017
UBND THỊ XÃ HƯƠNG THỦYPHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Số: 184/PGD&ĐT V/v Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục mầm non năm học 2016 - 2017 |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆTNAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hương Thủy, ngày 06 tháng 9 năm 2016
|
Kính gửi:
- Hiệu trưởng các trường mầm non;
- Chủ cơ sở giáo dục mầm non tư thục trên địa bàn thị xã;
Căn cứ công văn số 1882/SGDĐT-GDMN ngày 19 tháng 8 năm 2016 của Sở GD&ĐT về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục Mầm non năm học 2016-2017;
Căn cứ Kế hoạch số 72/KH-UBND ngày 21 tháng 7 năm 2016 của Uỷ ban nhân dân thị xã Hương Thuỷ về Kế hoạch triển khai thực hiện Quy hoạch phát triển giáo dục và đào tạo năm học 2016 – 2017;
Phòng Giáo dục và Đào tạo Hương Thủy hướng dẫn các trường mầm non, cơ sở giáo dục mầm non tư thục trên địa bàn thị xã thực hiện nhiệm vụ cụ thể đối với cấp học mầm non như sau:
I. NHIỆM VỤ CHUNG
Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Kế hoạch hành động của ngành Giáo dục, Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban chấp hành trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
Tăng cường thực hiện các giải pháp phát triển mạng lưới trường lớp, đẩy mạnh các giải pháp giải quyết vấn đề biên chế trẻ trên lớp đảm bảo theo quy định. Tăng cường cơ sở vật chất trường lớp, giải quyết vấn đề biên chế lớp học, phòng học theo đúng quy định Điều lệ trường mầm non; đẩy mạnh xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia.
Thực hiện các giải pháp đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ trong các cơ sở GDMN. Tăng cường các điều kiện để nâng cao chất lượng thực hiện Chương trình GDMN, đổi mới hoạt động chăm sóc, giáo dục, tăng cường tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ theo quan điểm giáo dục “lấy trẻ làm trung tâm”. Nâng cao chất lượng tổ chức bữa ăn bán trú cho trẻ, thực hiện nghiêm túc việc hợp đồng thực phẩm nơi có địa chỉ tin cậy; giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng và chống nguy cơ béo phì cho trẻ tại các trường mầm non.
Quan tâm giáo dục trẻ khuyết tật học hòa nhập. Tăng cường nguồn lực, duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi (PCGDMNTENT).
Tiếp tục đổi mới công tác quản lý theo hướng phân cấp, hiệu quả; nâng cao hiệu quả cơ chế phối hợp giữa các cấp, các ngành trong quản lý giáo dục mầm non, tăng cường tính tự chủ của cơ sở GDMN. Tập trung quản lý chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ trong các sơ sở GDMN. Tăng cường các biện pháp quản lý và hỗ trợ các cơ sở GDMN ngoài công lập. Phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục theo hướng phát triển năng lực đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục mầm non.
Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, quán triệt đầy đủ các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và của Ngành về đổi mới và phát triển GDMN.
II. NHIỆM VỤ CỤ THỂ
1. Thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động, các phong trào thi đua
Triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với phong trào thi đua “dạy tốt, học tốt”, đưa các nội dung của cuộc vận động "Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo" và phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" thành các hoạt động thường xuyên, tự giác trong các cơ sở GDMN. Thực hiện tốt các quy định về đạo đức nhà giáo, coi trọng việc rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống, lương tâm nghề nghiệp; tạo cơ hội, động viên, khuyến khích giáo viên, cán bộ quản lí giáo dục học tập và sáng tạo; ngăn ngừa và đấu tranh kiên quyết với các biểu hiện vi phạm pháp luật và đạo đức nhà giáo.
Đẩy mạnh các giải pháp xây dựng trường, lớp an toàn, xanh, sạch, đẹp; có đủ công trình vệ sinh, đảm bảo sạch sẽ cho trẻ và giáo viên. Đưa các nội dung giáo dục văn hoá truyền thống lồng ghép vào các hoạt động giáo dục, các hoạt động ngoại khoá phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường, địa phương và Chương trình giáo dục.
- 2. Phát triển mạng lưới trường, lớp; tăng tỷ lệ huy động trẻ
Thực hiện Quyết định số 668/QĐ-UBND, ngày 12/4/2016 của UBND thị xã về việc giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo thị xã năm học 2016-2017.
Tích cực tham mưu ban hành các chính sách để phát triển mạng lưới trường lớp; khuyến khích phát triển GDMN theo hướng xã hội hoá, đáp ứng nhu cầu tới trường của trẻ, nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non.
Tiếp tục quy hoạch mạng lưới trường lớp mầm non gắn với xây dựng trường chuẩn quốc gia, ưu tiên các điều kiện về cơ sở vật chất, giáo viên tại các điểm trường cơ sở 2 để tăng cường huy động cháu đến trường. Tăng tỷ lệ huy động trẻ nhà trẻ trên 32%, mẫu giáo trên 76%, riêng trẻ 5 tuổi đạt 100%. Huy động ít nhất 60% trẻ khuyết tật có khả năng học tập được tiếp cận giáo dục và tạo điều kiện để trẻ khuyết tật được học hòa nhập có chất lượng.
3. Củng cố, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi.
Duy trì, củng cố nâng cao chất lượng phổ cập đối với 12 xã, phường.
Triển khai thực hiện nghiêm túc Nghị định số 20/2014/NĐ-CP ngày 24 tháng 3 năm 2014 của Chính phủ về Phổ cập giáo dục, xoá mù chữ, Thông tư số 07/2016/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Quy định về điều kiện bảo đảm và nội dung, quy trình, thủ tục kiểm tra công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.
Tiếp tục thực hiện thống kê và lưu trữ dữ liệu phổ cập mầm non cho trẻ 5 tuổi qua hằng năm, đảm bảo thống nhất số liệu từ cấp xã/phường đến cấp thị xã. Hoàn tất hồ sơ phổ cập đúng thời hạn, đảm bảo đúng, đủ, đẹp và mang tính thuyết phục cao. Thực hiện công tác điều tra bổ sung từ 0 đến 60 tuổi, nhập dữ liệu vào phần mềm phổ cập.
4. Thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ
a) Đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần cho trẻ
Quán triệt, tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của CBQL, GV, cha mẹ trẻ trong công tác đảm bảo an toàn cho trẻ.
Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, môi trường “Học bằng chơi” cho trẻ tại trường, lớp mầm non, đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần cho trẻ.
Thực hiện tốt Thông tư số 13/2010/TT-BGDĐT ngày 15/4/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng tránh tai nạn thương tích trong cơ sở GDMN.
Thường xuyên kiểm tra điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, kịp thời phát hiện, chỉ đạo khắc phục những yếu tố nguy cơ gây mất an toàn để đảm bảo an toàn cho trẻ khi tham gia các hoạt động tại trường/lớp mầm non.
Tăng cường giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân như phòng ngừa đuối nước, phòng tránh thiên tai, lũ lụt, sấm sét…
b) Nâng cao chất lượng công tác nuôi dưỡng và chăm sóc sức khoẻ
Chỉ đạo thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và bảo vệ cho trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non. Quản lý việc tổ chức bữa ăn cho trẻ trong nhà trường, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, sử dụng phần mềm tính khẩu phần ăn cho trẻ theo quy định, đảm bảo cơ cấu dinh dưỡng phù hợp với nhóm tuổi và điều kiện thực tiễn của từng địa phương. Tiếp tục thực hiện phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ; quan tâm đến công tác phòng chống béo phì đối với các cháu có chỉ số cân nặng cao hơn tuổi; thực hiện tốt các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm trong các cơ sở GDMN. Kiểm soát chặt chẽ nguồn thực phẩm và thực hiện nghiêm các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm trong các bếp ăn tại các cơ sở GDMN.
100 % nhóm, lớp học 2 buổi/ngày có tổ chức bán trú, 100% trẻ đến trường được kiểm tra sức khỏe và theo dõi sự phát triển bằng biểu đồ tăng trưởng. Phấn đấu giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và suy dinh dưỡng thể thấp còi đều dưới 4%; khống chế tỷ lệ trẻ thừa cân béo phì.
Triển khai thực hiện Thông tư liên tịch số 13/2016/TTLT- BYT-BGDĐT ngày 12 tháng 5 năm 2016 quy định về công tác y tế trường học. Phối hợp với ngành Y tế triển khai các biện pháp phòng chống các dịch bệnh cho trẻ em trong các cơ sở GDMN.
c) Đổi mới hoạt động chăm sóc, giáo dục, nâng cao chất lượng thực hiện Chương trình giáo dục mầm non
Các trường, cơ sở giáo dục mầm non nâng cao chất lượng thực hiện chương trình GDMN, chú trọng thực hiện chương trình tại các điểm trường ở cơ sở 2.
Tăng cường các điều kiện để nâng cao chất lượng thực hiện Chương trình GDMN. Chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, linh hoạt, sáng tạo Chương trình phù hợp với điều kiện thực tế của xã/phường.
Tổ chức tập huấn, hướng dẫn các cơ sở GDMN thực hiện Chương trình GDMN theo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số nội dung Chương trình GDMN ban hành kèm theo Thông tư số 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 (sau khi Sở triển khai tập huấn).
Tiếp tục chỉ đạo có hiệu quả việc thực hiện đổi mới hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ. Tổ chức môi trường giáo dục, tạo cơ hội cho trẻ chủ động tham gia các hoạt động vui chơi, khám phá, trải nghiệm theo phương châm “học bằng chơi, chơi mà học” phù hợp với độ tuổi; áp dụng đa dạng các hình thức và phương pháp chăm sóc, giáo dục trẻ vào việc tổ chức hoạt động giáo dục trẻ theo quan điểm giáo dục “lấy trẻ làm trung tâm” phù hợp với điều kiện thực tế của trường, lớp và khả năng của trẻ. Xây dựng và triển khai chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”
Tiếp tục tổ chức có hiệu quả việc thực hiện đổi mới hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ. Thực hiện tích hợp hiệu quả các nội dung giáo dục trong thực hiện Chương trình GDMN; Giáo dục phát triển hành vi, thói quen tốt cho trẻ; Giáo dục kỹ năng sống phù hợp với lứa tuổi. Tăng cường xây dựng môi trường giao tiếp, môi trường chữ viết trong các cơ sơ giáo dục mầm non, tạo điều kiện để trẻ phát triển ngôn ngữ ở mọi nơi mọi lúc, phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ (lễ phép, lịch sự, đặc biệt là khả năng tự tin, sử dụng ngôn ngữ mạch lạc…).
Tiếp tục thực hiện nâng cao chất lượng chuyên đề “Giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non”. Khai thác sử dụng hiệu quả các điều kiện về cơ sở vật chất, môi trường giáo dục của chuyên đề.
Chỉ đạo thí điểm cho trẻ làm quen với ngoại ngữ đối với những trường có điều kiện, thực hiện tốt giám sát, quản lý việc tổ chức cho trẻ làm quen với ngoại ngữ, đảm bảo nội dung, phương pháp, hình thức phù hợp với trẻ mầm non và các điều kiện đảm bảo chất lượng.
Tiếp tục thực hiện sử dụng Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi theo đúng quy định tại Thông tư số 23/2010/TT-BGDĐT ngày 22/7/2010 của Bộ GD&ĐT và nhân rộng điển hình trong việc sử dụng Bộ chuẩn hỗ trợ thực hiện Chương trình GDMN ở các độ tuổi khác nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục, chuẩn bị tâm thế cho trẻ em năm tuổi vào lớp 1. Phối hợp giữa nhà trường và gia đình theo dõi sự phát triển của trẻ, có biện pháp tác động kịp thời giúp trẻ phát triển tốt.
Tiếp tục lồng ghép, thực hiện hiệu quả các nội dung giáo dục tích hợp trong thực hiện Chương trình giáo dục mầm non: giáo dục an toàn giao thông; giáo dục bảo vệ môi trường; giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả; giáo dục bảo vệ tài nguyên, môi trường biển, hải đảo; giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thảm họa thiên tai vào chương trình giáo dục mầm non.
d. Kiểm định chất lượng giáo dục mầm non và xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia
Tiếp tục đẩy mạnh công tác kiểm định trường mầm non; duy trì 100% số trường mầm non hoàn thành tự đánh giá; phấn đấu thêm 03 trường được đánh giá ngoài: MN Vành Khuyên, MN Dương Hòa, MN Ánh Dương; đạt tỷ lệ 83,3%.
Thực hiện theo Thông tư 02/2014/TT-BGDĐT ngày 08 tháng 02 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia.
Phát triển số lượng, nâng cao chất lượng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia. Phấn đấu trong năm học tăng thêm 03 trường đạt chuẩn quốc gia (MN Thủy Thanh 1, MN Hoạ Mi, MN Nguyễn Viết Phong). Tăng cường đầu tư các trường cận chuẩn cho những năm sau: MN Vành Khuyên, MN Phú Sơn.
5. Tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học
Tiếp tục chỉ đạo rà soát thực trạng và nhu cầu đầu tư xây dựng trường lớp, cơ sở vật chất, tham mưu các nguồn vốn từ các chương trình dự án và các nguồn thu hợp pháp khác để đầu tư xây dựng đủ phòng học, thiết bị đảm bảo đáp ứng yêu về cơ sở vật chất ở các độ tuổi dưới 5 để duy trì vững chắc chất lượng PCGDMNTE5T.
Đẩy mạnh phong trào tự làm đồ dùng đồ chơi trong giáo viên, cha mẹ trẻ. Các đơn vị tổ chức hội thi tự làm đồ dùng, đồ chơi; Rà soát, mua sắm, bổ sung tài liệu, học liệu, đồ dùng, đồ chơi, phần mềm hỗ trợ cho GV, CBQL trong công tác lập kế hoạch và xây dựng hồ sơ sổ sách quản lý, đảm bảo điều kiện thực hiện Chương trình GDMN bằng ngân sách nhà nước và các nguồn tài chính hợp pháp khác; Quan tâm chỉ đạo việc khai thác, sử dụng hiệu quả và có kế hoạch duy tu bảo dưỡng môi trường, cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng, đồ chơi hiện có.
6. Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên mầm non
Triển khai thực hiện Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16/3/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ quy định về danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập;
Chỉ đạo bồi dưỡng thường xuyên giáo viên theo Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non (ban hành kèm theo Thông tư số 36/2011/TT-BGDĐT ngày 17 tháng 8 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) và Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên (ban hành kèm theo Thông tư số 26/2012/TT-BGDĐT ngày 10 tháng 7 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo); chỉ đạo vận dụng kiến thức từ các modul ưu tiên vào thực tiễn công tác.
Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng CBQL, GVMN thực hiện Chương trình GDMN điều chỉnh. Đổi mới sinh hoạt chuyên môn, tăng cường hình thức sinh hoạt chuyên môn theo cụm, khối, tổ, nhóm, tập trung, qua mạng; coi trọng bồi dưỡng kỹ năng thực hành tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục theo quan điểm “Lấy trẻ làm trung tâm” cho CBQL, GVMN. Nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp đối với cô nuôi (cấp dưỡng) trong các cơ sở giáo dục mầm non. Chú trọng năng lực CBQL, GVMN ứng dụng CNTT trong quản lý và chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng trẻ.
Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non theo Thông tư liên tịch số 20/2015/TTLT-BGDĐT-BNV của Bộ GD&ĐT và Bộ Nội vụ qui định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non (theo kế hoạch của Sở GD&ĐT).
Tập huấn qua mạng 10 mô đun nâng cao cho CBQL giáo dục mầm non các cấp và GVMN đã hoàn thành bồi dưỡng các mô đun ưu tiên quy định (theo kế hoạch của Sở GD&ĐT).
Tăng cường bồi dưỡng, nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp, tình thương, trách nhiệm của CBQL, GVMN đối với trẻ.
Thực hiện đầy đủ và kịp thời các chế độ, chính sách đối với CBQL, giáo viên và nhân viên.
7. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý giáo dục
Thực hiện nghiêm túc Điều lệ trường mầm non và các văn bản liên quan về GDMN.
Xây dựng tốt các loại kế hoạch và thực hiện kế hoạch. Đổi mới phương pháp quản lý, dạy học; bố trí, sắp xếp đội ngũ hợp lý, phân công trách nhiệm rõ ràng, khoa học.
Tập trung quản lý chuyên môn, quản lý chất lượng chăm sóc, giáo dục trong các sơ sở GDMN; Nâng cao hiệu quả cơ chế phối hợp giữa các cấp trong quản lý giáo dục mầm non. Tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm và trách nhiệm giải trình về những vấn đề liên quan đến GDMN theo phân cấp quản lý;
Nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm tra nội bộ của các cơ sở giáo dục mầm non. Tăng cường công tác kiểm tra hỗ trợ chuyên môn, kiểm tra thường xuyên và đột xuất, đặc biệt đối với các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, cải cách hành chính, giảm các hội họp không cần thiết.
Công tác quản lý, lưu trữ và sử dụng hồ sơ, sổ sách chuyên môn trong các cơ sở GDMN đảm bảo tinh gọn, hiệu quả, theo đúng quy định tại Điều lệ trường mầm non.
Thực hiện các hội thi, hội giảng, các hoạt động giao lưu, trải nghiệm cho trẻ trong các cơ sở GDMN đảm bảo hợp lý, an toàn, thiết thực, hiệu quả.
Thực hiện đánh giá sự phát triển của trẻ theo đúng quy định của Chương trình GDMN. Không khảo sát trẻ mẫu giáo 5 tuổi để chuyển tiếp lên tiểu học.
Thực hiện nghiêm túc các quy định về quản lý tài chính, chống lạm thu trong các cơ sở giáo dục mầm non; tăng cường các biện pháp quản lý cơ sở GDMN ngoài công lập.
Thực hiện đổi mới đánh giá chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ và đánh giá giáo viên theo hướng phát triển năng lực giáo viên, đặc biệt là năng lực thực hành tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ. Đánh giá đội ngũ đúng với quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non và chuẩn hiệu trưởng, phó hiệu trưởng theo Thông tư 17/2011-TT-BGDĐT ngày 14 tháng 4 năm 2011. Phấn đấu 100% CBQL, GV đạt chuẩn nghề nghiệp, trong đó CBQL đạt các mức chuẩn nghề nghiệp: loại xuất sắc từ 40 – 45%; loại khá 55 - 60%, không có trường hợp xếp loại kém; tỷ lệ giáo viên đạt các mức chuẩn nghề nghiệp: loại xuất sắc 60 – 65%; loại khá: 35 - 40%, không có trường hợp xếp loại kém.
Tham mưu tăng cường quản lý cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập, bảo đảm môi trường chăm sóc, giáo dục trẻ lành mạnh, thân thiện và an toàn, đặc biệt đối với các nhóm trẻ gia đình, lớp mẫu giáo tư thục chưa được cấp phép hoạt động.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác sử dụng có hiệu quả các phần mềm hỗ trợ công tác quản lý.
- 8. Đẩy mạnh công tác xã hội hoá
Tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa Gia đình, Nhà trường và Chính quyền địa phương chăm lo nuôi dạy trẻ và phát triển giáo dục mầm non;
Huy động các nguồn lực xã hội, nguồn ngân sách và từ các nguồn huy động hợp pháp khác để đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng trường mầm non an toàn, xanh, sạch, đẹp đạt tiêu chuẩn quốc gia.
9. Công tác tuyên truyền về giáo dục mầm non
Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền về giáo dục mầm non, tăng cường phổ biến và hướng dẫn thực hiện nghiêm túc các văn bản quy phạm pháp luật về GDMN; phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ theo khoa học; kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm… cho các bậc cha mẹ và cộng đồng, bằng nhiều hình thức phù hợp; huy động các nguồn lực đầu tư cho GDMN, đáp ứng chất lượng phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi và phát triển GDMN của mỗi địa phương.
Tiếp tục tuyên truyền bằng nhiều hình thức để thu hút trẻ khuyết tật đến trường học hòa nhập ở tất cả các loại hình trường mầm non. Nâng cao nhận thức của cha mẹ trẻ, đội ngũ và cộng đồng về phát hiện sớm, can thiệp sớm trẻ có khó khăn về các lĩnh vực phát triển. Thực hiện chính sách về giáo dục khuyết tật cho trẻ và cho giáo viên.
III. Tổ chức thực hiện
Hiệu trưởng các trường mầm non, chủ cơ sở GDMN tư thục căn cứ Kế hoạch số 72/KH-UBND ngày 21 tháng 7 năm 2016 của Uỷ ban nhân dân thị xã Hương Thuỷ và nội dung hướng dẫn tại công văn này để xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch; cần xác định những nhiệm vụ, chỉ tiêu và đề ra những giải pháp cụ thể, có tính khả thi, phù hợp với thực tiễn của đơn vị, địa phương.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các đơn vị cần phản ánh kịp thời về Phòng GD&ĐT để thực hiện.
Nơi nhận: - Như trên; - Sở GD&ĐT Thừa Thiên Huế; - UBND thị xã; - Lãnh đạo PGD&ĐT Thị xã; - Các bộ phận Phòng GD&ĐT (phối hợp) - Các trường MN, CSGDMN tư thục; - Lưu: VT, MN. |
TRƯỞNG PHÒNG
(Đã ký)
Võ Tuyến
|